Ví dụ Tài sản cố định hữu hình 211

Tài sản cố định hữu hình những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Dưới đây cùng Thư viện kiến thức tìm hiểu các ví dụ minh họa khi sử dụng tài khoản 211 khi hạch toán:

Tài sản cố định hữu hình

Ví dụ 2.1: Mua một ô tô tải ( Tài sản cố định hữu hình) theo giá thanh toán là 330.000, trong đó thuế GTGT 10%. DN đã trả bằng chuyển khoản. Phí trước bạ 5.000, đã trả bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Định khoản (ĐVT: 1.000đ).

a. Nợ TK 211: 300.000

Nợ TK 133: 30.000

Có TK 112: 330.000

b.     Nợ TK 211: 5.000

Có TK 3339: 5.000

d. Nợ TK 3339: 5.000

Có TK 111: 5.000

Ví dụ 2.2: Mua Tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm với tổng giá thanh toán là 460 triệu (Đã bao gồm thuế GTGT 10%). 20 triệu là tiền lãi trả góp hàng tháng. DN thanh toán lần đầu 200 bằng tiền gửi ngân hàng. TS đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.

Yêu cầu: Định khoản. (ĐVT: 1.000đ)

Nợ TK 211:     400.000

Nợ TK 133:     40.000

Nợ TK 242:     20.000

Có TK 112:             200.000

Có TK 331:             260.000

Ví dụ 2.3: Nhập khẩu 1 Tài sản cố định hữu hình theo giá mua nhập khẩu 200 triệu. thuế nhập khẩu 50%. thuế TTĐB 45%, thuế GTGT 10%. TS đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, dùng cho hoạt động SXKD, DN tính thuế theo PP khấu trừ.

Yêu cầu: Định khoản (ĐVT: 1.000đ).

a. Nợ TK 211: 435.000

Có TK 331:   200.000

Có TK 3333: 100.000

Có TK 3332: 135.000

b. Nợ TK 133: 43.500

Có TK 33312: 43.500

Ví dụ 2.4:

Công ty Long Giang quyết định mang 1 chiếc ô tô Toyota đổi lấy 1 chiếc Toyota khác tương tự. TSCĐ đem đổi có NG 1,5 tỷ, HMLK 0,5 tỷ.

Yêu cầu: Định khoản. (ĐVT: 1.000đ)

Nợ TK 211:     1.000

Nợ TK 214:      500

Có TK 211:             1.500

Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình

Ví dụ 2.5: Công ty Bảo Minh mang một dây chuyền sản xuất đổi lấy một xe tải. Dây chuyền có nguyên giá 120 triệu, HMLK 30 triệu. Giá trị dây chuyền được thỏa thuận khi trao đổi là 150 triệu, giá trị xe tải thỏa thuận là 200 triệu (Đơn giá chưa VAT 10%). Phần chênh lệch được thanh toán bằng chuyển khoản.

Yêu cầu: Định khoản (ĐVT: tr.đ)

a. Nợ TK 214: 30

Nợ TK 811: 90

Có TK 211:   120

b. Nợ TK 131: 165

Có TK 711:  150

Có TK 3331:  15

c. Nợ TK 211: 200

Nợ TK 133:   20

Có TK 131:  220

d. Nợ TK 131: 55

Có TK 112: 55

Ví dụ 2.6: Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao một khu nhà văn phòng theo giá dự toán được duyệt (cả thuế GTGT 10%) là 1.650 triệu. Được biết tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ĐT XDCB.

Yêu cầu: Định khoản (ĐVT: 1.000đ)

a. Nợ TK 211: 1.500.000

Có TK 241:   1.500.000

b. Nợ TK 441: 1.500.000

Có TK 411: 1.500.000

Ví dụ 2.7: Công ty X nhận lại vốn góp liên doanh từ công ty Y bằng một Tài sản cố định hữu hình theo giá thỏa thuận là 150 triệu. Giá trị vốn góp liên doanh của công ty X vào công ty Y là 120 triệu. Phần chênh lệch giữa giá trị TSCĐ nhận lại và giá trị vốn góp được công ty X thanh toán cho công ty Y bằng chuyển khoản.

Định khoản (ĐVT: 1.000 đ)

Nợ TK 211:     150.000

Có TK 222:             120.000

Có TK 112:             30.000

Ví dụ 2.8: Nhượng bán 1 xe ô tô Toyota có nguyên giá 300 triệu, đã khấu hao được 180 triệu. Chi phí cho việc nhượng bán xe là 10 triệu trả bằng tiền mặt. Giá bán xe thu được là 150 triệu, thuế GTGT 10% đã thu bằng chuyển khoản.

Yêu cầu: Định khoản. (ĐVT: 1.000đ)

a. Nợ TK 214: 180.000

Nợ TK 811: 120.000

Có TK 211:   300.000

b. Nợ TK 811: 10.000

Có TK 111: 10.000

c. Nợ TK 112: 165.000

Có TK 711: 150.000

Có TK 3331: 15.000

Ví dụ 2.9: Góp vốn liên doanh dài hạn bằng một thiết bị sản xuất (Tài sản cố định hữu hình). Nguyên giá: 350.000, đã khấu hao 50.000. Giá trị vốn vốn góp được ghi nhận là 320.000. Tỷ lệ vốn góp của DN trong liên doanh chiếm 25%.

Định khoản: (ĐVT: 1.000 đồng

Nợ TK 222:     320.000

Nợ TK 214:     50.000

Có TK 211:             350.000

Có TK 711:             20.000

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: