Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương (sản lượng ước tính tương đương) là phương pháp mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành. Hãy cùng Thư viện kiến thức tìm hiểu phương pháp này khác các phương pháp theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (vật liệu trực tiếp) nhé:

Khối lượng hoàn thành tương đương
Khối lượng hoàn thành tương đương

1/ Nội dung phương pháp đánh giá SPDD theo khối lượng hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành. Vì vậy, DN phải tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm sản xuất, sau đó thực hiện quy đổi sản phẩm dở dang đó theo sản lượng sản thành tương đương.

2/ Điều kiện áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo khối lượng hoàn thành tương đương

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm:

– Có chi phí chế biến phát sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

– Khối lượng sản phẩm dở dang chưa hoàn thành biến động lớn giữa các kỳ kế toán hoặc giữa các chu kỳ sản xuất sản phẩm.

3/ Công thức đánh giá SPDD theo khối lượng hoàn thành tương đương

+ Đối với các loại chi phí bỏ 1 lần từ đầu vào quy trình sản xuất, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu chính (nguyên vật liệu) trực tiếp, thì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: (1)

Chi phí bỏ 1 lần
Chi phí bỏ 1 lần

Chú ý: Trường hợp nếu không chia thành nguyên vật liệu chính và phụ, thì chi phí nguyên vật liệu chính áp dụng CT (1)

+ Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình chế biến: Chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung

Chi phí chế biến

4/ Ví dụ phương pháp đánh giá SPDD theo khối lượng hoàn thành tương đương

Doanh nghiệp  X trong tháng 5/N sản xuất sản phẩm A có số liệu như sau:

– Tổng chi phí dở dang đầu tháng là 50.000.000, trong đó:

Khoản mục chi phí

Số tiền

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

34.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp

6.000.000

Chi phí sản xuất chung

10.000.000

Tổng cộng

50.000.000

– Tổng chi phí sản xuất phát sinh tập hợp được trong tháng là 300.000.000 đồng, trong đó:

Khoản mục chi phí

Số tiền

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

150.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp

110.000.000

Chi phí sản xuất chung

40.000.000

Tổng cộng

300.000.000

Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.700 sản phẩm, còn lại 500 sản phẩm với mức độ hoàn thành đánh giá được là 40%. Biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào 1 lần trong tháng để sản xuất sản phẩm A.

Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương.

Lời giải đề nghị:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng hoàn thành tương đương:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Vậy qua ví dụ này chúng ta thấy được, việc đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương sẽ có độ chính xác cao hơn nhưng việc tính toán sẽ phức tạp hơn, đó chính là ưu và nhược điểm của phương pháp này

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: