Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu (vật liệu) trực tiếp. Hãy cùng Thư viện kiến thức tìm hiểu về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp
![Đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp](https://thuvienkienthuc.vn/wp-content/uploads/2024/08/icongchuc_pp-binh-quan-ca-ky-du-tru.jpg)
1/ Nội dung phương pháp:
Đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu (vật liệu) trực tiếp bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, còn các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
2/ Đối tượng áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu (vật liệu) trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí nhân công chiếm tỷ trọng không đáng kể.
3/ Công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính: (1)
Xem thêm: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
+ Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu phụ: (2)
Trong đó: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ đã quy đổi = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x mức độ hoàn thành
Chú ý: Nếu đề bài cho chi tiết chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ áp dụng công thức (1) và (2) ở trên. Trong trường hợp đề chỉ cho chi phí nguyên vật trực tiếp thì áp dụng nguyên vật liệu trực tiếp theo công thức (1).
4/ Ví dụ minh họa
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong kỳ có tài liệu như sau: (Đơn vị tính: đồng)
I/ Thông tin đầu kỳ: Giá trị dở dang đầu kỳ: 200.000.000 (trong đó chi phí nguyên vật liệu chính: 180.000.000)
II/ Chi phí phát sinh trong kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.000.000.000 (trong đó chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: 850.000.000)
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 350.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 200.000.000
Trong kỳ hoàn thành nhập kho 3.500 sản phẩm, còn lại 500 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 60%
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Lời giải đề nghị:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu phụ
Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không chia thành chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ
Tại một doanh nghiệp sản xuất, trong kỳ sản xuất sản phẩm N có tập hợp được các số liệu chi phí như sau:
– Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 7 là: 10.000.000đ
– Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng tập hợp được:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 80.000.000đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 15.000.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 5.000.000đ
– Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 1000 sản phẩm, còn 200 sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa hoàn thành.
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Lời giải gợi ý:
Chỉ cần áp dụng công thức (1), làm tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
![](https://ngolongnd.net/wp-content/uploads/2021/07/ngolongnd_donatebutton.png)
Bài viết khác cùng mục: