Khoản giảm trừ doanh thu là chi phí phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng của một công ty trong kỳ kế toán. Tùy theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán sẽ ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Hãy cùng Thư viện kiến thức tìm hiểu khoản làm giảm doanh thu này:
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Doanh nghiệp sử dụng TK 521 – Khoản giảm trừ doanh thu để phản ánh. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2, cụ thể như sau:
+ Tài khoản 5211: Chiết khấu thương mại
+ Tài khoản 5212: Hàng bán bị trả lại
+ Tài khoản 5213: Giảm giá hàng bán
1. Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, khoản này là khoản mà khi khách hàng mua với số lượng lớn doanh nghiệp sẽ giảm cho khách hàng 1 khoản. Khoản chiết khấu này làm giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: TK 5211: Chiết khấu thương mại
Hạch toán
Khi khách hàng mua số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ chiết khấu cho doanh nghiệp 1 khoản:
Nợ TK 5211
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
Ví dụ 1:
a. Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.000.000.000 đồng, khách hàng chưa thanh toán. Giá vốn lô thành phẩm là 700.000.000 đồng.
b. Do khách hàng mua với số lượng lớn nên được doanh nghiệp cho hưởng chiết khấu thương mại 2% trên giá chưa thuế GTGT trừ vào công nợ phải thu.
Định khoản:
a. Khi bán hàng
+ Giá vốn:
Nợ TK 632: 700.000.000
Có TK 155: 700.000.000
+ Doanh thu:
Nợ TK 131: 1.100.000.000
Có TK 511: 1.000.000.000
Có TK 3331: 100.000.000
b. Chiết khấu thương mại cho khách hàng
Nợ TK 5211: 1.000.000.000 x 2% = 20.000.000
Nợ TK 3331: 2.000.000
Có TK 131: 22.000.000
2. Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán – là khoản giảm trừ giá trị hàng hóa do kém chất lượng, giảm phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Khoản ngày sẽ làm giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: TK 5213: Giảm giá hàng bán
Hạch toán
Khoản giảm giá
Nợ TK 5213
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
Ví dụ 2:
a. Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 800.000.000 đồng, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Giá vốn lô thành phẩm là 450.000.000 đồng.
b. Do chất lượng kém nên khách hàng yêu cầu giảm giá 1% trên doanh thu chưa thuế. Doanh nghiệp đồng ý và đã thanh toán bằng tiền mặt
Định khoản:
a. Khi bán hàng
+ Giá vốn:
Nợ TK 632: 450.000.000
Có TK 155: 450.000.000
+ Doanh thu:
Nợ TK 112: 880.000.000
Có TK 511: 800.000.000
Có TK 3331: 80.000.000
b. Chiết khấu thương mại cho khách hàng
Nợ TK 5213: 800.000.000 x 1% = 8.000.000
Nợ TK 3331: 800.000
Có TK 111: 8.800.000
3. Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại – là hàng hóa bị khách trả lại vì một số nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém hoặc không đúng chủng loại, quy cách. Khoản này làm giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: TK 5212: Hàng bán bị trả lại
Hạch toán
+ Khoản giảm doanh thu:
Nợ TK 5212
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
+ Khi nhập lại kho
Nợ TK 155, 156
Có TK 632
Ví dụ 3: Do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu trả lại 1 số hàng ở ví dụ 1. Doanh nghiệp đã đồng ý, đã thanh toán bằng chuyển khoản và số thành phẩm nhập kho đủ. Biết trị giá bán của lô thành phẩm chưa thuế GTGT 10% là 50.000.000 đồng, giá vốn tương ứng là 20.000.000 đồng.
Định khoản:
a. Phản ánh khoản giảm doanh thu
Nợ TK 5212: 50.000.000
Nợ TK 3331: 5.000.000
Có TK 112: 55.000.000
b. Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155: 20.000.000
Có tK 632: 20.000.000
Các khoản giảm trừ doanh thu được hiểu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng, dịch vụ của doanh nghiệp. Tùy theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp sẽ áp dụng ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau.
Bài viết khác cùng mục: