KTTC2 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến cuối cùng do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật quy định và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Hãy cùng Thư viện kiến thức tìm hiểu về sản xuất và tiêu thụ thành phẩm.

Thành phẩm
Sản phẩm

Ví dụ thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Tài liệu tại công ty Hải Hà hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước trong tháng 2/N như sau (đơn vị tính: đồng)

I. Tình hình đầu tháng:

– Thành phẩm tồn kho

+ Tồn kho sản phẩm A: 6.000 sản phẩm, giá thành đơn vị thực tế là 70.000 đồng/ sản phẩm

+ Tồn kho sản phẩm B: 8.500 sản phẩm, giá thành đơn vị thực tế là 60.000 đồng/ sản phẩm

– Gửi bán công ty Anh Thư 2.000 sản phẩm A với giá thành đơn vị thực tế là 70.000 đồng/ sản phẩm, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 100.000 đồng/ sản phẩm

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Ngày 01/2: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 10.000 sản phẩm A theo giá thành đơn vị thực tế là 73.000 đồng/ sản phẩm và 9.500 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế là 62.000 đồng/ sản phẩm.

2. Ngày 03/2: Xuất kho bán cho công ty Yến Trang 4.000 sản phẩm A, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 100.000 đồng/ sản phẩm. Công ty Yến Trang chưa thanh toán tiền hàng. Chi phí vận chuyển bằng tiền tạm ứng 1.000.000.

3. NGày 04/2: Doanh nghiệp cho công ty Yến Trang hưởng chiết khấu thương mại 2% do mua hàng với số lượng lớn, trừ vào công nợ phải thu.

4. Ngày 08/2: Công ty Anh Thư chấp nhận toàn bộ số hàng gửi bán đầu kỳ, tiền hàng đã thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng.

5. Ngày 10/2: Xuất kho bán cho công ty Mỹ Anh 5.000 sản phẩm B, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 90.000 đồng/ sản phẩm. Công ty Mỹ Anh thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển chi hộ khách hàng bằng tiền mặt là 3.000.000.

6. Ngày 15/2: Giảm giá 2% cho công ty Mỹ Anh do nhận khiếu nại về chất lượng hàng đã mua ngày 10/2 và đã thanh toán cho công ty Mỹ Anh bằng tiền mặt.

7. Ngày 20/2: Xuất bán trả góp 4.000 sản phẩm A cho công ty Phú Thịnh theo trị giá bán trả góp trong vòng 10 tháng là 500.000.000, Công ty Phú Thịnh đã thanh toán bằng chuyển khoản 100.000.000, phần còn lại chưa thanh toán. Được biết giá bán đơn vị của sản phẩm theo phương thức trả tiền ngay (chưa bao gồm thuế GTGT 10%) là 100.000 đồng/ sản phẩm.

8. Ngày 24/2: Xuất gửi bán 3.500 sản phẩm B cho đại lí Xuân Thu, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 100.000 đồng/ sản phẩm. Hoa hồng đại lí 5% tính trên doanh thu. Chi phí vận chuyển bằng tiền gửi ngân hàng chưa thuế GTGT 10% là 1.500.000.

9. Ngày 25/2: Xuất kho bán cho công ty Quỳnh Anh 2.000 sản phẩm B, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 95.000 đồng/ sản phẩm. Công ty Quỳnh Anh thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng tính trên tổng giá thanh toán.

10. Ngày 26/2: Xuất kho 1.000 sản phẩm A cho công ty Đạt Phát để đổi lấy vật liệu K với tổng giá chưa thuế GTGT 10% là 100.000.000. Biết giá bán đơn vị sản phẩm A (cả thuế GTGT 10%) là 99.000 đồng/ sản phẩm, số tiền còn thiếu DN đã thanh toán bằng chuyển khoản.

11. Ngày 28/2: Đại lý Xuân Thu thông báo đã bán được toàn bộ lô hàng gửi bán ngày 24/2, toàn bộ tiền hàng đại lý đã chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng được hưởng tính trên doanh thu. Thuế suất thuế GTGT của hoa hồng đại lý là 10%.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Hải Hà?

2. Định khoản tại đơn vị đại lý Xuân Thu. Biết khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng cho đại lý Xuân Thu bằng tiền gửi ngân hàng?

3. Định khoản nghiệp vụ bán hàng trả góp trong các kỳ tiếp theo tại công ty Hải Hà, biết các kỳ tiếp theo công ty Phú Thịnh sẽ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng?

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: