Ví dụ minh họa – Hạch toán NV kế toán nguyên vật liệu chủ yếu

Nguyên vật liệu là vật liệu hoặc vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất ban đầu hoặc sản xuất hàng hóa. Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu là tài khoản dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm của Nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Thư viện kiến thức sẽ cùng bạn tìm hiểu một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xảy ra:

nguyên vật liệu

I. Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kê khai thường xuyên

1/ Các nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu

NV1: Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).

Ví dụ 1: Mua nguyên vật liệu với giá chưa thuế GTGT 10% là 100.000.00, chưa thanh toán cho người bán. Toàn bộ số NVL đã về nhập kho đủ. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 152: 100.000.000

Nợ TK 133: 10.000.000

Có TK 331: 110.000.000

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT

Ví dụ 2: Mua nguyên vật liệu với giá chưa thuế GTGT 10% là 100.000.00, đã thanh toán cho người bán bằng tiền vay. Toàn bộ số NVL đã về nhập kho đủ. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo PP trực tiếp, hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 152: 110.000.000

Có TK 341: 110.000.000

NV2: Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:

Nợ TK 111, 112, 331,…

Có TK 152: Còn trong kho

Có TK 133

Có TK 621, 627, 641,…: nếu đã xuất dùng

Ví dụ 3:

+ Mua nguyên vật liệu với giá chưa thuế GTGT 10% là 100.000.00, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Toàn bộ số NVL đã về nhập kho đủ. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 152: 100.000.000

Nợ TK 133: 10.000.000

Có TK 112: 110.000.000

+ Do mua với số lượng lớn nên được hưởng chiết khấu thương mại. Người bán đã đồng ý giảm 2% trên giá chưa thuế GTGT, khoản chiết khấu này đã nhận bằng tiền mặt

Nợ TK 112: 2.200.000

Có TK 152: 100.000.000 x 2% = 2.000.000

Có TK 133: 200.000

Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kê khai thường xuyên
Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kê khai thường xuyên

NV3: Khi nhập khẩu nguyên vật liệu

Nợ TK 152

Có TK 111, 112, 331,…

Có TK 3333, 3332, …

+ Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 133/ Có TK 33312

+ Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 152/ Có TK 33312

Ví dụ 4: Tại công ty B, tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, các loại vật liệu chịu thuế GTGT 10%. Kế toán HTK theo PP KKTX.

+ Ngày 1/4/N: Nhập khẩu trực tiếp 2.000 tấn vật liệu trị giá 160 USD/tấn chưa thanh toán;

+ Thuế suất thuế NK là 20%, thuế suất thuế GTGT hàng NK là 10%. DN đã nhận và chuyển hàng về kho.

+ DN đã chuyển khoản nộp thuế NK, GTGT. Biết tỷ giá bán chuyển khoản ngày 1/4/N do ngân hàng VCB niêm yết là 25.000 VND/USD.

Giá tính thuế nhập khẩu: 2.000 x 160 x 25.000 = 8.000.000.0000

Thuế nhập khẩu: 8.000.000.0000 x 20% = 1.600.000.000

Thuế GTGT nguyên vật liệu nhập khẩu: (8.000.000.0000 + 1.600.000.000) x 10% = 960.000.000

Hạch toán:

+ Trị giá NVL khi nhập khẩu: 

Nợ TK 152: 9.600.000.000

Có TK 331: 8.000.000.000

Có TK 3333: 1.600.000.000

+ Phản ánh thuế GTGT khi nhập khẩu

Nợ TK 133: 960.000.000

Có TK 33312: 960.000.000

+ Phản ánh khi nộp thuế

Nợ TK 33312: 960.000.000

Nợ TK 3333: 1.600.000.000

Có TK 112: 2.560.000.000

Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu

NV4: Nguyên vật liệu mua về nhập kho, nhưng hóa đơn chưa về

+ Khi vật liệu về mà hóa đơn chưa về:

Nợ TK 152: Theo giá tạm tính

Có TK 111, 112, 331,…: Theo giá tạm tính

+ Khi hóa đơn về:

Xử lý phần thuế: Nợ TK 133/ Có TK 111, 112, 331,…: Theo hóa đơn

Xử lý chênh lệch: Tùy thuộc vào giá thực tế so với giá tạm tính để xử lý khoản chênh lệch cho phù hợp

Ví dụ 5: 

a. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán, số NVL này đã về nhập kho với giá tạm tính là 100.000.000, chưa nhận được hóa đơn

b. khi hóa đơn về, giá mua chưa thuế GTGT 10% ghi trên hóa đơn là 120.000.000.

Hạch toán:

a. Nợ TK 152: 100.000.000

Có TK 331: 100.000.000

b. Khi hóa đơn về:

+ xử lý phần thuế:   Nợ TK 133: 120.000.000 x 10% = 12.000.000

Có TK 331: 12.000.000

+ Xử lý khoản chênh lệch: Nợ TK 152: 20.000.000

Có TK 331: 20.000.000

NV5: Nguyên vật liệu mua về đang đi trên đường, còn hóa đơn đã về

+ Khi nhận được hóa đơn, kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi trên đường

+ Cuối tháng, vật tư vẫn chưa về nhập kho:

Nợ TK 151, 133

có tK 111, 112, 331,…

+ Sang tháng khi vật tư về: Nợ TK 152/ Có TK 151

NV6: Mua nguyên vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán, khoản chiết khấu này chỉ làm giảm tổng số tiền phải thanh toán không làm giảm trị giá vật tư

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515

Ví dụ: Thu mua nhập kho 2.000 m, giá mua ghi trên hóa đơn 50.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.

a/ Nợ TK 152: 50.000.000

Nợ TK 133: 5.000.000

Có TK 112: 54.450.000

Có TK 515: 550.000

NV7: Một số trường hợp tăng khác như: Kiểm kê phát hiện thừa, nhận vốn góp, tăng do tự chế,… tham khảo thêm phần Tài khoản 152 – Nguyên liệu vật liệu

2. Các nghiệp vụ giảm nguyên vật liệu

NV1: Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, dùng cho các bộ phận

Nợ TK 621, 627, 641, 642

Có TK 152

NV2: Xuất kho nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (theo giá trị ghi sổ)

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ);

NV3: Một số nghiệp vụ giảm khác như kiểm kê phát hiện thiếu, hao hụt trong định mức,… tham khảo Tài khoản 152 – Nguyên liệu vật liệu

Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kiểm kê định kỳ

II. Hạch toán hàng tồn kho theo Phương pháp kiểm kê định kỳ

NV1: Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu;

NV2: Trong kỳ khi mua nguyên vật liệu

Nợ TK 611

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,…

NV3: Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 611 – Mua hàng

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: